Tư vấn: 0963 032 326
×

Quy trình kiểm định thang máy và những điều không thể bỏ qua

01/09/2020

Để đảm bảo an toàn cũng như kiểm tra thang máy đã qua sử dụng, kiểm định thang máy là một việc làm thực sự cần thiết. Vậy, quy trình kiểm định thang máy gồm những bước nào? Tầm quan trọng của chúng là gì? Hãy cùng thang máy Quang Minh tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé !

Tại sao việc kiểm định thang máy lại quan trọng

Thang máy là thiết bị được vận hành liên tục, thường xuyên nên chúng có thể dễ gặp phải những sự cố về máy móc, động cơ. Đặc biệt, đối với những loại thang máy đã sử dụng trong một thời gian dài, hệ thống và các bộ phận đều có sự xuống cấp nghiêm trọng. Chính vì vậy, chúng được những cơ quan có thẩm quyền liệt kê vào danh mục cần được thẩm định và quy định về kiểm định thang máy là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Để cải thiện khả năng vận hành và đảm bảo an toàn, thang máy sẽ được tiến hành kiểm tra theo quy định về kiểm định thang máy. Công tác kiểm định sẽ cho đánh giá chính xác về tình trạng vận hành của thiết bị, từ đó có những phương án xử lý, bảo trì, bảo dưỡng và khắc phục hiệu quả nhất. Hiện nay, công tác kiểm định thang máy đã trở nên phổ biến trong cuộc sống, nhằm kiểm soát và giảm thiểu những tai nạn xảy ra trong thang máy.

Ý nghĩa của quy trình kiểm định thang máy

Kiểm định thang máy nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì việc kiểm định còn mang đến nhiều lợi ích:
Tăng năng suất lao động do không bị gián đoạn về thời gian sửa chữa khi bị hư hỏng nặng
Giảm các chi phí bồi thường do tai nạn lao động, sự cố khi di chuyển gây ra
Đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa trong quá trình vận chuyển đặc biệt là tại các chung cư, siêu thị,...
Là bằng chứng pháp lý quan trọng và cần thiết để cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng khi đánh giá, kiểm tra.
Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Quy trình kiểm định thang máy được thực hiện như thế nào?

Để quy trình kiểm định thang máy được diễn ra chính xác và nhanh chóng nhất, đơn vị kiểm định sẽ tiến hành thực hiện theo tuần tự sau. Đây là những bước nằm trong quy định kiểm định thang máy được đưa ra từ các cơ quan có thẩm quyền.

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của thang máy

Bắt đầu cho một quy trình kiểm định thang máy chính là đánh giá hồ sơ kỹ thuật. Trong đó, những loại hồ sơ cần được kiểm định viên xem xét:
Hồ sơ chế tạo, lý lịch thang máy. 
Các bản vẽ cấu tạo và bản vẽ nguyên lý hoạt động
Hồ sơ lắp đặt, hoàn công.
Biên bản và phiếu kết quả kiểm định (đối với những thang máy đã qua kiểm định trước đó)
Các hồ sơ về thay thế, sửa chữa (Nhật ký vận hành, bảo trì)
Hướng dẫn vận hành và xử lý sự cố

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật
Dựa vào hồ sơ chế tạo, kiểm tra và đồng bộ các chi tiết, bộ phận sao cho đúng, đủ.
Kiểm tra tình trạng hỏng hóc, biến dạng của các chi tiết và bộ phận: cabin, giếng thang, hố thang, cửa thang puly, cáp, đối trọng ...
Kiểm tra hệ thống thủy lực (đối với thang máy thủy lực)
Đo điện trở nối đất

Bước 3: Thử nghiệm
Khi các bước kiểm tra trên đã có kết quả và đạt yêu cầu về chất lượng vận hành, kiểm định viên sẽ tiến hành thử nghiệm theo đúng trình tự của một quy trình kiểm định.
Thử không tải: Vận hành thang máy ở chế độ không tải để kiểm tra hoạt động của các bộ phận an toàn, tự động. Thử với các chế độ có tải trọng theo thứ tự 100% tải định mức và 125% tải trọng định mức.
Sau khi tiến hành xong 2 bước thử nghiệm, thang máy sẽ được đánh giá tình trạng hoạt động của các cơ cấu an toàn, bảo hiểm.

Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định thang máy
Lập biên bản kiểm định thang máy theo mẫu quy định
Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
 tem kiểm định thang máy
Thông qua biên bản kiểm tra và ban hành kết quả kiểm định nếu quá trình kiểm tra đạt yêu cầu.


Chỉ với 4 bước đơn giản này, quy trình kiểm định thang máy của đơn vị, công ty bạn đã được diễn ra hoàn tất. Đối với những thang máy có lỗi, bạn cần phải tiến hành sửa chữa và khắc phục ngay trước khi đưa vào vận hành.

Bao lâu thì cần kiểm định thang máy?

Thời gian kiểm định thang máy cũng được tính theo định kỳ. Tuy nhiên, còn tùy theo thời gian sử dụng của mỗi thang máy mà có các thời hạn kiểm định định kỳ khác nhau:

Thời điểm cần kiểm tra thang máy mà các đơn vị cần chú ý để tiến hành quy trình kiểm định:
Kiểm định an toàn lần đầu sau khi lắp đặt trước khi đưa vào sử dụng
Kiểm định định kỳ đúng thời hạn quy định trong quá trình sử dụng
Chế độ kiểm định bất thường khi có thay đổi, sửa chữa theo quy định kiểm định thang máy. Khi có các yêu cầu bất thường của cơ quan chức năng hoặc người sử dụng.
Kiểm tra chất lượng thang máy khi chúng là thang nhập khẩu

Thời hạn kiểm định định kỳ theo quy trình kiểm định thang máy sẽ được chia theo thời gian sử dụng:
Đối với thang máy có thời gian sử dụng nhỏ hơn 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 3 năm/lần
Đối với thang máy có thời gian sử dụng trên 10 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 2 năm/lần
Đối với thang máy có thời gian sử dụng trên 20 năm: Thời hạn kiểm định định kỳ là 1 năm/lần

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra, hãy tiến thành kiểm tra theo đúng quy trình kiểm định thang máy khi thang máy của bạn đã hoạt động lâu rồi và có những dấu hiệu xuống cấp.

Giá kiểm định thang máy 

Chi phí kiểm định thang máy được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu theo thông tư số 41/2016/TT-BLĐTBXH dựa vào đặc tính kỹ thuật của thang máy. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà giá kiểm định thang máy có thay đổi. 

Ngoài ra, nếu đang muốn tham khảo và lắp đặt thang máy thiết kế cho bất kỳ công trình nào, liên hệ ngay với thang máy Quang Minh để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn nhé!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT THANG MÁY QUANG MINH

Văn phòng chính: Phòng 502 – Tòa nhà CC2 – Bắc Linh Đàm – Hoàng Mai – Hà Nội

Hotline: 0386.535.288 – 0963 032 326

Email: Quangminhelevator@gmail.com

Website: thangmayquangminh.vn

Đối tác - Của chúng tôi


Chat zalo